GS.TSKH PHẠM HOÀNG HIỆP​

 

 

 

 

 

 

 

 

GS.TSKH Phạm Hoàng Hiệp sinh năm 1982 tại Hải Dương. Ông tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004, bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Đại học Umea, Thụy Điển năm 2008 và Luận án Tiến sĩ khoa học tại Đại học Aix-Marseille, Pháp năm 2013. Từ năm 2005 đến năm 2014, ông giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ năm 2015 đến nay, ông là cán bộ nghiên cứu tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tính đến nay, ông và các đồng nghiệp đã công bố 37 bài báo khoa học trên các tạp chí toán học về lĩnh vực giải tích và hình học phức (trong đó 33 bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục tạp chí ISI), 01 cuốn sách chuyên khảo, 02 giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học.

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

Demailly, J. P., & Phạm, H. H., 2014. A sharp lower bound for the log canonical threshold. Acta Mathematica, 212(1), 1-9.

Ngưỡng chính tắc là khái niệm đo mức độ kì dị của một hàm chỉnh hình trong giải tích và hình học phức. Cho một hàm chỉnh hình trên đa tạp phức chiều X, một vấn đề của Toán học là hiểu được kì dị của hàm chỉnh hình tại một điểm mà tại đó nó nhận giá trị 0. Trong hình học đại số, các nhà Toán học đã phát hiện ra khái niệm ngưỡng chính tắc là một con số bất biến với phép chuyển đổi tọa độ và đo mức độ kì dị của hàm chỉnh hình tại một điểm. Ngưỡng chính tắc định nghĩa là cận trên đúng của những số sao cho khả tích theo độ đo Lebesgue trên một lân cận của điểm. Hàm đa điều hòa dưới là đối tượng nghiên cứu chính của Lý thuyết đa thế vị và là một lớp hàm quan trọng có nhiều ứng dụng trong giải tích và hình học phức. Khái niệm ngưỡng chính tắc đã được tổng quát hóa cho lớp hàm đa điều hòa dưới. Cho hàm đa điều hòa dưới trên đa tạp phức X, ngưỡng chính tắc tại điểm được định nghĩa là cận trên đúng của những số sao cho khả tích theo độ đo Lebesgue trên một lân cận của điểm. Kết quả của bài báo là nghiên cứu một đánh giá tốt nhất của ngưỡng chính tắc với hệ thống các số Lelong của các hàm đa điều hòa dưới.